您现在的位置是:Thể thao >>正文
Nhận định, soi kèo Tekstilac Odzaci vs Cukaricki, 22h59 ngày 7/2: Đặt niềm tin vào cửa dưới
Thể thao73927人已围观
简介 Pha lê - 06/02/2025 17:10 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Bravo vs Primorje, 21h00 ngày 7/2: Out trình
Thể thaoHư Vân - 07/02/2025 04:35 Nhận định bóng đá g ...
【Thể thao】
阅读更多Vợ nhạy cảm quá, chồng khó sống?
Thể thaoTôi đã chọn ngồi bàn riêng với ly cà phê và chiếc điện thoại, ấy thế mà câu chuyện của anh trai và bạn anh cứ lọt vào tai. Anh Linh (đồng nghiệp cùng tổ máy của anh tôi) than: “Chắc tui phải đu trend bọn trẻ trên mạng, in mẫu đơn xin được vào tù, chứ sống ngoài này với vợ khổ quá, chịu không nổi!”.
“Sao lại đến nông nỗi thế?”, Tiến - anh trai tôi - hỏi.
“Vợ tôi cứ mỏng như sợi dây tóc bóng đèn, hễ động đậy một tí lại rung lên bần bật. Đụng gì cũng bị xét nét, cũng bị suy diễn tại nọ tại kia. Mệt hết cả người”, anh Linh rầu rĩ.
Năm ngoái, giảng viên của khóa học chăm sóc sức khỏe tinh thần của tôi nói về chủ đề người nhạy cảm. Nếu nhạy cảm ở mức độ tích cực sẽ đạt được sự tinh tế, thấu hiểu. Tuy nhiên, nhạy cảm quá đà thì khác, đó là sự kích thích, mẫn cảm ngoài cần thiết. Người như vậy sẽ dễ vui vẻ, nhưng cũng dễ buồn phiền.
Ảnh mang tính minh họa Tâm trạng luôn mất kiểm soát bởi các yếu tố khách quan dẫn đến sáng mưa, trưa nắng, chiều tối lại nổi bão giông. Nếu sống bên cạnh người phụ nữ nhạy cảm mà người đàn ông không “bắt sóng” kịp thì hẳn nhiên sẽ phải hứng nhiều phiền phức.
Thấy anh Linh hoang mang, anh Tiến góp chuyện: “Thực ra, phụ nữ vốn hay càm ràm cái này, nhăn nhó cái kia. Vợ tôi cũng phiền lắm. Cô ấy luôn xem chồng như con, muốn dặn dò, uốn nắn. Tự cô ấy ôm đồm mọi việc rồi cũng chính cô ấy lại trách mắng chồng mãi là đứa trẻ to xác không biết lo toan”.
Anh Linh phản đối: “Bạn nhầm to. Phụ nữ nhạy cảm khác phụ nữ ôm đồm. Phụ nữ ôm đồm là muốn kiểm soát, “cải tạo”, còn phụ nữ nhạy cảm lại thích suy diễn, quy kết kiểu không trúng không trật. Tôi vừa nhận chiếc thiệp mời của người yêu cũ. Tôi rủ vợ đi dự cùng, cô ấy từ chối, vì muốn chồng được tự do thể hiện cảm xúc. Nhưng, khi tôi đi, cô ấy lại giận lẫy, vẻ mặt bùng nhùng: “Không có em thì tha hồ ngắm vẻ lộng lẫy của người xưa”.
Nghe anh Linh nói, tôi cười thầm, nhớ lại lời than thở của anh Tiến nhà tôi ngày xưa. Dạo ấy, anh và chị Châu chỉ mới hẹn hò được vài tháng. Những lúc “có biến”, anh lại tìm tôi để “xin ý kiến”.
Có đợt anh chìa ra đoạn thơ, bảo của chị Châu gửi, bắt anh đoán ý: “Em bảo anh đi đi/ Sao anh không đứng lại?/ Em bảo anh đừng đợi/ Sao anh lại về ngay?”. “Chị đang giận anh, giận lắm!”, anh nói thêm. “Thì đúng rồi. Chắc anh lại thiếu nhạy cảm, làm phật ý chị điều gì nữa rồi”, tôi góp chuyện.
Dạo đầu, nghe tin anh có người yêu xinh đẹp, cả nhà tôi lăn ra bất ngờ vì anh thật thà và… tồ. Anh chẳng thừa hưởng được chút tinh tế, nhạy bén nào từ ba. Ba tôi thường đoán ý mẹ rất giỏi, nên mẹ rất cưng ba. Nhiều lần, trong bữa cơm gia đình, mẹ nói, với thiên chức tay hòm chìa khóa, quán xuyến mọi việc lớn bé trong gia đình nên ít nhiều, mỗi người phụ nữ đều có sự nhạy cảm.
Cơ bản cách thể hiện ra bên ngoài dễ chịu hay khó chịu mà thôi. Và muốn có một bầu không khí gia đình luôn thoải mái thì những người đồng hành cũng phải chung sức, mọi người phải thấu hiểu, chu đáo, đừng ẩu tả, hời hợt. Chẳng người phụ nữ nào muốn mình trở nên xấu xí trong mắt chồng con.
Sau này, có lẽ nhờ “quân sư mẹ chồng” tư vấn cho chị Châu, nên cuộc hôn nhân của anh trai tôi luôn êm ấm, suôn sẻ. Mấy lời anh tôi nói với bạn sáng nay chỉ là hú họa để động viên bạn mình trong cơn căng thẳng, chứ anh chị tôi bây giờ hạnh phúc lắm.
Để thích nghi và hòa hợp với nhau, anh chị thường xuyên có những quan sát, thực hành tâm lý đầy hiệu quả. Anh tôi đã bớt “tồ”, chị cũng giản lược những tình huống nhạy cảm, suy diễn quá đà.
Tôi quan sát thấy, lúc tâm trạng vui vẻ, thì ai cần điều gì sẽ nói thẳng ra ngay, không nhọc công bắt đối phương đoán ý. Những lúc một trong hai người mệt mỏi, quá tải vì cảm xúc thì người còn lại sẽ nhường nhịn, lui vào một góc giữ khoảng cách để chờ đợi. Đến lúc nguôi ngoai sẽ hỏi: Anh/em cần gì?
Chị Châu ngày càng dẻo dai, xinh đẹp. Chị bảo, cách tốt nhất để giảm đi sự nhiễu động từ bên ngoài, là hãy quay vào bên trong, quan sát chính mình và nhạy bén với những dấu hiệu của sự méo mó, già nua.
Tôi quay lại với chiếc điện thoại của mình đây, mặc kệ những ông anh. Vợ chăm chưa kịp thì than vợ hời hợt vô tâm, vợ quan tâm hơi quá lại thấy rắc rối. Hơi khó một tí đã đòi… giãn cách. Đỏng đảnh quá, chị em chúng tôi “chốt đơn” luôn!
Theo Phụ Nữ TP.HCM
Có con sau 11 năm hiếm muộn, chồng chết lặng nghe vợ nói sự thật
Sau 11 năm hiếm muộn, người vợ bất ngờ báo tin mang thai khiến cả nhà mừng vui khôn xiết, nhưng niềm vui đó không kéo dài lâu.
">...
【Thể thao】
阅读更多Giải pháp tăng cường sinh lực từ công thức cải tiến Platinum
Thể thaoNam giới suy giảm sinh lý thường có các dấu hiệu như: giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Điều này khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn bực, cáu gắt, mất tự tin trong cuộc sống. ">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo US Biskra vs ES Mostaganem, 22h00 ngày 6/2: Cân tài cân sức
- Xem trực tiếp giải quần vợt US Open 2024 trên MyTV
- Cô gái 9X bị người yêu bỏ sau khi hiến thận
- Bị chồng nghi ngờ và dằn vặt hằng đêm vì bị bệnh phụ nữ
- Siêu máy tính dự đoán Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
- Nghề ăn cưới thuê trở lại Hàn Quốc
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Real Kashmir, 20h30 ngày 6/2: Cửa trên ‘tạch’
-
Mẹ Hà Chũn và hai bé Alexis (5 tuổi), Emily (2,5 tuổi).
Chị đã chọn lọc và áp dụng cho hai con của mình những điều gì từ mẹ Pháp?
Tôi dạy con tôi tự ngủ, ngủ sớm và ngủ đủ 12h một đêm.
Tôi dạy con tôi biết yêu thích các loại thức ăn và việc ăn uống. Tôi dạy con tôi tự ăn từ 1 tuổi.
Tôi dạy con tôi tự vệ sinh cá nhân: rửa tay trước và sau khi ăn, đánh răng, tự tắm và tắm sạch từ 2-3 tuổi.
Tôi dạy con tôi chơi tự lập.
Tôi dạy con tôi biết chờ đợi và tôi dạy con tôi xếp hàng chờ đến lượt của mình.
Ông xã có ủng hộ và tham gia vào việc nuôi dạy con cái cùng chị?
Tôi rất may mắn và hạnh phúc là bạn đời rất tôn trọng cách tôi nuôi và dạy con. Nhà tôi có luật là chỉ một người nói, nếu mẹ đang dạy con thì bố không tham gia và cũng không làm trái, ngược lại tôi không chen ngang việc anh giáo dục con mà đứng ngoài quan sát và củng cố những gì anh làm (nếu cần).
Nghiêm khắc nhưng vẫn cho trẻ biết sau cùng luôn có tình yêu thương
Chị nói Alexis biết tự vệ sinh cá nhân từ khi mới 2,3 tuổi. Chị dạy con thế nào?
Việc dạy con đánh răng tôi áp dụng từ rất nhỏ, ban đầu cần sự giám sát của mẹ, sau con tự tin con có thể làm một mình. Tôi tắm cùng con cho đến 2 tuổi, trong quá trình tắm tôi dạy các con cách kỳ cọ, gội đầu, các phần của thân thể và đến sinh nhật 2 tuổi là các con có thể tự tắm hoa sen hay tắm bồn một mình. Đương nhiên tôi vẫn đứng ngoài giám sát để đảm bảo sự an toàn. Tôi dạy con tôi rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh, trước và sau khi ăn, trước khi chơi với em bé, hay sau khi chơi với động vật từ khi bé biết nhận thức (9 tháng) và tôi làm gương trong việc đó. Khi thành nếp, con sẽ không cần phải nhắc nhở việc rửa tay hay đánh răng nữa.
Trẻ con cũng là những cá nhân nhỏ, trẻ sẽ tự tin hơn nếu biết điều gì sắp xảy ra, vì thế tôi nhấn mạnh đến routine (thời khoá biểu), giờ nào làm việc đấy, trình tự của từng việc cá nhân, ví dụ ngày nào con tôi cũng làm như sau: rửa tay, tìm dọn bát đĩa và đặt ra bàn chờ mẹ dọn bàn ăn, ăn cơm, ăn xong xin phép rời khỏi bàn, dọn đĩa, rửa tay, súc miệng và chào cả nhà đi ngủ.
Con tôi mới chưa đến tuổi lên 5, nhưng bé đã có 3,5 năm kinh nghiệm lặp đi lặp lại trình tự này hàng ngày nên con tự tin làm chủ bản thân, làm chủ hành động của mình, do đó mẹ không cần nhắc nhở nhiều mà con vẫn biết mình sẽ phải làm gì tiếp theo.
Alexis và Emily tuy bé nhưng đã rất tự lập.
Nhờ vào thời khóa biểu trình tự, Alexis và Emily luôn chủ động và tự giác làm việc.
Con trai chị hiện đã được 5 tuổi, con gái cũng sắp bước vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3”, chị ứng xử và có lời khuyên nào với những bà mẹ có con nhõng nhẽo và không nghe lời?
Trẻ con, cũng như mọi cá thể khác, không thích bị ép buộc làm điều gì. Hãy cho con sự lựa chọn, ít thôi, nhưng là sự lựa chọn chứ không phải ra lệnh. Và cho con cả thời gian để con biết khái niệm "tự giác". (Ví dụ: trong đĩa có thịt và rau, con có quyền ăn rau trước hay ăn thịt trước, nhưng con ăn xong phần của mình thì mẹ mới cho thêm. Hay mẹ sẽ bảo con, 5 phút nữa mẹ sẽ dọn cơm, con có thể thu xếp dọn bàn khi nào con thích nhưng 5 phút nữa mẹ cần con và mọi thứ sẵn sàng, hay như đến giờ ngủ trưa của con là giờ con phải ở trên giường, ngủ hay không là tuỳ con nhưng rèm tối, cửa đóng và con nằm trên giường). Tôn trọng nhu cầu và ý tưởng của con trong khuôn khổ và giới hạn của mẹ.
Khi hư sẽ bị phạt. Khi ăn vạ sẽ không ai bênh. Khi mẹ nói không là không, và mẹ không thay đổi quyết định của bản thân mình. Có như thế con mới tin vào mẹ, mới tôn trọng khoảng không gian riêng của mẹ và của những người khác xung quanh con.
Mẹ Pháp nghiêm khắc “có tiếng” nhưng vẫn rất yêu thương con. Chị làm thế nào để có thể phạt con nhưng vẫn khiến con yêu mẹ và hiểu rằng mẹ yêu mình?
Khi con khóc vì lí do vô cớ, con hư hay con gây sự với em, tôi yêu cầu các con vào phòng của tôi, và không được ra cho đến khi nào nín khóc, xin lỗi mẹ hoặc xin lỗi em, ôm và hôn mẹ hoặc em. Tôi dạy con tôi tôn trọng người khác, nhưng đồng thời tôi cho con tôi biết có sự tha thứ và sau cùng luôn có tình yêu thương.
Cuối ngày khi con ăn no và nằm nghe mẹ kể chuyện, với giọng bình tĩnh và nhẹ nhàng nhất có thể, tôi giải thích cho cả 2 con tại sao lại bị phạt, để con hiểu cảm giác của người khác, từ đó con học được sự cảm thông.
Trong gia đình, khi trẻ hư sẽ bị phạt, ăn vạ sẽ không ai bênh.
Cô bé Emily xinh xắn trong dịp Tết Âm lịch vừa qua.
Khi bế mãi mà con khóc không chịu ngủ, đó là vì con muốn nói với mẹ “để cho con yên”
Một phương pháp nuôi con nghiêm khắc của mẹ Tây nói chung và mẹ Pháp nói riêng từng được báo chí nhắc đến rất nhiều, đó là Phương pháp Bỏ mặc để con tự ngủ “Cry It Out” (CIO) Chị có dạy con tự ngủ theo phương pháp này?
Cả 2 con tôi đều theo phương pháp này. Tôi cho con ngủ riêng phòng riêng giường từ khi con mới 1 ngày tuổi. Tôi nhớ khi đó, sau 4h kiệt quệ bế con trên tay mà con vẫn khóc và không ngủ được, nó như một lời cảnh tỉnh với tôi, rằng có thể con khóc để nói với tôi rằng "để cho con yên". Ngay hôm sau tôi tìm hiểu các thông tin về tự trấn an, về các phương pháp dạy con tự trấn an và tự ngủ. Sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, tôi quyết định chọn theo phương pháp Cry It Out.
Con gái tôi tự ngủ từ ngày mới sinh ra. Tôi không cần dùng đến phương pháp này cho mãi đến sau này khi con lớn hơn và thời khoá biểu sơ sinh không còn phù hợp với con nữa. Tôi nghĩ CIO hay không CIO, điều mấu chốt cơ bản là mẹ học cách tôn trọng con, hiểu và nắm biết chu kỳ sinh học của con để đáp ứng kịp thời thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Hành trình dạy con tự ngủ theo Phương pháp “Cry It Out” của chị đã diễn ra như thế nào?
Tôi dạy cho bé lớn khi bé được hơn 7 tuần. Sau 1 tuần tìm hiểu về tự trấn an, về các loại tiếng khóc của con, các tín hiệu đói và tín hiệu mệt của trẻ sơ sinh, tôi cảm giác tôi hiểu bé nhiều hơn. Tôi tập trung 2 ngày để quan sát sau đó tôi tiến hành CIO with checks. (Cho con tự ngủ nhưng vẫn có sự kiểm soát của mẹ)
Tôi bắt đầu với giấc đầu tiên của ngày, ngay khi con ra "tín hiệu" mệt, tối quấn chặt, cho con lên phòng, hôn con và đặt con vào giường, giải thích cho con đây là giờ ngủ, chúc con ngủ ngon, bật tiếng ồn trắng và ra khỏi phòng. Con khóc. Tôi chờ 5 phút rồi đặt ti giả bên miệng con, lúc này con có nhu cầu mút để trấn an, tôi ở với con đúng 1 phút rồi đi ra. Con lại khóc. Nhưng lần này sau 3 phút là con ngủ.
Lặp lại với các giấc khác trong ngày. Đêm đó là đêm đầu tiên con ngủ liên tục 7h không dậy. Tôi cảm thấy hơi sợ, đi ra đi vào kiểm tra liên tục. Nhưng đến đêm thứ 3 thì tôi yên tâm là con đã biết ngủ và tôi đã dạy cho con tôi kỹ năng đầu tiên: khi mệt có thể tự đưa mình vào giấc ngủ; ngủ những giấc dài và sâu.
Khi mới chào đời, mẹ Hà Chũn đã cho con ngủ riêng giường riêng phòng.
Mẹ có thể cho bé sử dụng ti giả để trấn an.
Tiếng khóc tác động mạnh đến người nghe hơn là người khóc
Có rất nhiều mẹ Việt đã từng thử phương pháp này nhưng nhanh chóng bỏ cuộc, theo chị nguyên nhân là vì đâu?
Luyện con tự ngủ khó nhất là tiếng khóc. Tiếng khóc thực tế có tác dụng mạnh nhất với người nghe hơn là người khóc, điều này tôi đọc được ở rất nhiều nơi. Bản thân tôi nghĩ khi sinh ra mà con không khóc chắc mẹ và bác sỹ sợ chết ngất (cười). Thế nên không phải lúc nào khóc cũng là xấu, khóc là báo hiệu con đói, con mệt, con lạnh, con nóng, con chán.... và từ đó mẹ có phản ứng phù hợp.
Để thực hiện luyện con tự ngủ thành công người thực hiện không những phải xem giờ cho phù hợp với nhịp sinh học của trẻ theo từng lứa tuổi, để mắt đến "tín hiệu" của con mà tôi nghĩ quan trọng nhất là phải học cách phân biệt các loại tiếng khóc và các chu kỳ của nó. Điều này đòi hỏi ở người thực hiện nhiều nghiên cứu, kiên trì và đương nhiên là niềm tin vào phương pháp cũng như sự hỗ trợ của gia đình và người xung quanh. Nếu thiếu những yếu tố đó, thành công là rất khó đạt được.
Hai anh em rất yêu thương nhau.
Hiện nay có một số bài báo cả Việt và Tây cho rằng Phương pháp Bỏ mặc để con tự ngủ “Cry It Out” là phản khoa học, chị quan niệm thế nào về vấn đề này?
Tôi không bàn luận về niềm tin của người khác, với hoàn cảnh của gia đình tôi đó là phương pháp tối ưu. Khi đứa trẻ học được cách tự ngủ, không cần trợ giúp của mẹ, không cần ngủ mới biết cách ăn và không cần ăn để ngủ, điều này tốt cho cả sự phát triển thể chất và tinh thần cho con. Bởi sau này khi con ngủ ít đi, Khi đứa trẻ biết tự ngủ, tức là mẹ không mất hàng tiếng đồng hồ ru, nằm cạnh hay cho ngậm ti.... Mẹ có thời gian chăm sóc đứa trẻ khác, bạn đời và bản thân. Điều này công bằng cho đứa trẻ lớn, không có cảm giác ra rìa. Và một người mẹ thoải mái và ít sức ép ăn ngủ thì có lợi cho toàn gia đình. Đó là quan niệm của tôi!
Xin cám ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị!
(Theo Khampha.vn)" alt="Gặp mẹ Việt 1 ngày tuổi cho con 'ra riêng'">Gặp mẹ Việt 1 ngày tuổi cho con 'ra riêng'
-
Biểu hiện trẻ hóc dị vật đường thở thường gặp như tím tái tức thì, nôn, ho sặc sụa, khó thở, hoảng loạn, không thể nói hoặc khóc... Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể ngừng thở, tử vong. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ hóc dị vật đường thở, tùy từng trường hợp có cách xử lý khác nhau. Đầu tiên, người lớn cần giữ bình tĩnh, không cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì có thể đẩy dị vật vào sâu khiến trẻ nôn ói, sặc chất ói nguy hiểm.
Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi, nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, gắp dị vật. Hầu hết trường hợp hóc dị vật đều có thể xử trí an toàn nếu trẻ được đưa đến cơ sở y tế kịp thời. Trường hợp trẻ tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu thì sau khi gọi xe cấp cứu, người lớn có thể thực hiện thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe đến.
Người lớn có thể vỗ lưng ấn ngực với trẻ dưới hai tuổi trong thời gian chờ xe cấp cứu. Đầu tiên, đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái của người sơ cứu. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ không bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Sau đó, lật ngửa trẻ sang tay phải của người sơ cứu. Nếu trẻ còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
Trường hợp trẻ trên hai tuổi, sử dụng thủ thuật Heimlich. Nếu trẻ còn tỉnh, ba mẹ đứng sau lưng và vòng hai tay ôm thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới xương ức, phía trên rốn. Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
" alt="Cách sơ cứu trẻ hóc dị vật đường thở">Cách sơ cứu trẻ hóc dị vật đường thở
-
Các dịch vụ khám chữa bệnh tại đây gồm: Bệnh Da liễu. Xét nghiệm và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu...
Bệnh hậu môn - trực tràng. Nội soi và điều trị các loại bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng...
Bệnh sản, phụ khoa. Tư vấn kế hoạch hóa gia đình, theo dõi thai kỳ, đình chỉ thai ngoài ý muốn; điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung..), rối loạn kinh nguyệt và các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (vô sinh, hiếm muộn...).
Bệnh Nam khoa. Khám và điều trị bệnh viêm nhiễm nam khoa (viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn...), bệnh tiết niệu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo...); chỉnh hình dương vật (cắt bao quy đầu) và các vấn đề liên quan đến sinh lý (xuất tinh sớm, liệt dương...).
Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mới vài năm gần đây, phòng khám Đa khoa Tây Nguyên đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân khu vực và các tỉnh thành lân cận vì đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm; trang thiết bị vật tư hiện đại; chi phí hợp lý.
" alt="Các dịch vụ khám chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên">Các dịch vụ khám chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên
-
Kèo vàng bóng đá Atalanta vs Bologna, 03h00 ngày 5/2: Chủ nhà ‘tạch’
-
“Chị hai, chị hai… Chị sao vậy?”- Hoàng Mai gọi giật giọng khi thấy tôi dứng chết trân. Tội giật mình: “À, không có gì. Em chở chị về cửa hàng một chút rồi hãy đi ăn. Nhanh lên đi”. Cô em tôi thấy lạ nhưng cũng làm theo.
Thấy tôi, cô nhân viên bán hàng vui vẻ chào. Tôi nhìn quanh rồi hỏi: “Anh Quang đâu em?”. Cô bé nhanh nhảu: “Dạ, ảnh mới đi ăn sáng”. “Đi một mình hay đi với ai?”- tôi lại hỏi. Cô bé trả lời: “Dạ, đi với anh Thắng”. Thắng là nhân viên kỹ thuật của cửa hàng. Cả chủ và nhân viên kỹ thuật sao lại cùng đi ăn một lúc như vậy? Lỡ có khách đến mua hàng thì sao?
Tôi chưa kịp thắc mắc thì đã thấy cậu nhân viên kỹ thuật xuất hiện. Tôi hỏi liền: “Anh Quang đâu em?”. “Dạ, em không biết”- Thắng chào tôi và trả lời ngay. Vẻ lúng túng hiện rõ trên mặt cô nhân viên bán hàng. Tôi bực mình: “Sao em nói anh Quang đi với Thắng?”. Cô bé cúi mặt: “Dạ, em thấy vắng cả hai nên nói đại”.
Tôi không biết phải làm gì nên ngồi thừ ra đó. Hoàng Mai đã nghi ngờ nên hỏi tôi: “Có chuyện gì với anh hai vậy chị?”. Tôi lắc đầu: “Không có gì. Thôi, mình đi ăn sáng. Chị còn phải mua đồ rồi về nấu cơm cho mấy đứa nhỏ”.
Tôi bị tai nạn đã hơn 1 năm. Cái chân phải mổ đi, mổ lại mấy lần. Hơn 1 năm qua, mọi chuyện bên ngoài một mình Quang lo liệu. Tôi ở nhà dưỡng bệnh, lúc nào khỏe thì phụ cơm nước với cô giúp việc, nhưng những ngày khỏe cũng chẳng có nhiều. Khoảng 2 tháng trở lại đây, tôi đòi ra cửa hàng để phụ Quang trông coi chuyện mua bán. Anh miễn cưỡng đồng ý nhưng lúc nào thấy tôi mệt là bắt về nghỉ liền. Tôi tưởng chồng tôi thương vợ nên mới như vậy, đâu ngờ anh đã có ý khác.
Hôm đó buồn quá tôi mới nói chuyện với thằng con lớn. Tôi bảo con: “Mẹ bệnh như vầy, có khi nào ba có người khác bên ngoài không?”. Nó trả lời mà không nhìn thẳng mặt tôi: “Không có chuyện đó đâu. Ba thương mẹ nhất trên đời mà”.
Nhìn thái độ của con, nỗi nghi ngờ càng lớn lên trong tôi. “Con biết chuyện gì rồi phải không? Nói cho mẹ nghe đi”- tôi lay mạnh vai con. Nhưng nó vẫn lắc đầu dù nhìn vào mắt con, tôi biết nó đang giấu mình điều gì đó.
Tôi đành phải tự mình đi tìm sự thật. Tôi bắt đầu chú ý giờ giấc, thói quen của chồng. Tôi để ý cả quần áo, đầu tóc, cách ăn mặc của anh. Chồng tôi vẫn chỉn chu như tính anh từ trước tới giờ. Tôi không thấy có gì khác lạ. Chỉ duy nhất một lần, anh làm cho tôi nghi ngờ khi đã vào phòng tắm rồi lại quấn khăn chạy ra. Anh để quên điện thoại trên bàn ăn và tôi đang dọn dẹp trong bếp.
Tôi nghi ngờ là bởi trước nay Quang không bao giờ có những hành vi tương tự. Anh vốn rất khó tính. Bé út của tôi năm nay mới 8 tuổi, có những hôm cháu tắm xong không mặc quần áo mà quấn khăn chạy ra là bị ba mắng. Ấy vậy mà bây giờ chính Quang lại làm điều đó khiến tôi thấy bất thường.
Cuối cùng thì mọi chuyện cũng bại lộ. Người tiết lộ cho tôi chính là cô nhân viên bán hàng. Tôi nghe Quang kể cô bé lấy trộm tiền, gian dối sổ sách kế toán nên anh đã đuổi việc. Thế nhưng sự thật hình như không phải như vậy nên con bé ấm ức gọi điện cho tôi. Nó bảo vì Quang lấy một lúc 2 chiếc Iphone để cho hai mẹ con người phụ nữ kia nhưng lâu quá không đưa tiền để nó vô sổ nên nó nhắc.
Hôm đó có mặt người phụ nữ kia, cô ta đã mắng con bé sa sả: “Tiền của ông chủ chớ của gì mày mà mày nói? Tao không trả đó, mày làm gì tao?”. Con bé cũng không vừa gì. Thế là hai bên cãi nhau như giặc tại cửa hàng. Cuối cùng Quang đuổi con bé. Nói gọi cho tôi, kể tường tận mọi chuyện: Quang đi đâu, làm gì, lấy cái gì cho bồ nhí; cô ta tên gì, ở đâu, làm nghề gì; những hôm tôi có mặt ở cửa hàng thì họ hẹn nhau ở đâu, lúc nào...
Tôi nghe xong mà choáng váng. Cái chuyện ngoại tình trước nay tôi nghĩ nó chỉ xảy ra với người khác chứ không bao giờ có trong ngôi nhà của mình bởi chúng tôi đã cùng nhau trải qua biết bao vui buồn, sướng khổ. Thế nhưng điều đau đớn cho tôi lúc này là tôi tin con bé hơn tin chồng mình. Cửa hàng điện thoại di động là tài sản hai vợ chồng tôi tích cóp gần 20 năm qua để gầy dựng. Không biết hơn 1 năm qua, khi tôi gặp nạn phải ở nhà dưỡng bệnh thì anh đã làm gì ở đó? Nếu Quang có người phụ nữ khác, không khéo, anh sẽ làm tiêu tan hết...
Càng nghĩ, tôi càng thấy đầu đau như búa bổ. Vậy là anh đã ngoại tình ngay trước mặt tôi, chẳng nghĩ gì đến tình cảm vợ chồng gắn bó gần 20 năm qua... Tôi phải làm sao để níu giữ gia đình, níu giữ hạnh phúc và giữ cho các con tôi không phải mất cha?
(Theo NLĐO)" alt="Chẳng lẽ anh dám ngoại tình ngay trước mặt vợ con?">Chẳng lẽ anh dám ngoại tình ngay trước mặt vợ con?